Những câu hỏi liên quan
Quách Ngô Bảo Anh
Xem chi tiết
Dương Hoài Giang
15 tháng 12 2021 lúc 13:22

Con người trước khi muốn khai phá kho tri thức, cần phải học hỏi lễ nghĩa mới có thể trở thành một người có ích, như người xưa từng nói: “Tiên học lễ hậu học văn”. Nghĩa đen của câu tục ngữ này muốn nói rằng việc đầu tiên cần phải học lễ nghĩa và sau đó mới học văn hóa

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
QUỶ DỮ --idol
16 tháng 12 2021 lúc 9:44

Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.

Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.

Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.

Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.

Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.

Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.

Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.

Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.

Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc  gì cũng khó”

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Thanh Duy
Xem chi tiết
ʚ_0045_ɞ
1 tháng 4 2018 lúc 21:46

Bài làm

Từ bao đời nay, ông cha ta luôn nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghĩa, xem lễ nghĩa là bài học hàng đầu đối với con người. Ngay từ lúc còn bé thơ, chúng ta cũng luôn được cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhở Tiên học lễ, hậu học văn. Trải qua mấy nghìn năm văn hiến, câu tục ngữ ấy vẫn luôn có giá trị, luôn là bài học quý đối với chúng ta.

Quả thật, học lễ nghĩa đầu tiên là điều cần thiết. Chính vì vậy mà ngay từ thuở còn nằm nôi, chúng ta đã được mẹ dạy lễ nghĩa qua từng lời ru, qua những câu hát trong dân gian đúc kết bao truyền thống đạo đức tốt đẹp. Lớn lên, chúng ta lại được cha mẹ hướng dẫn cho cách xử sự từ những điều đơn giản nhất, chẳng hạn lời cám ơn sau khi được cho quà, tiếng xin lỗi khi bị vi phạm, dạ thưa với người lớn tuổi, đi phải thưa, về phải trình… Rõ ràng lễ nghĩa đạo lí hầu như đã thấm nhuần trong nhận thức của mỗi chúng ta từ lúc chưa bước chân đến trường. Đến khi đi học, song song với việc tiếp thu kiến thức, ta cũng vẫn được thầy cô giáo dục lễ nghĩa, đạo đức, biết kính yêu những người thân, quý mến gần gũi bạn bè, giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn. Như vậy ở môi trường nào, đạo lí cũng đóng vai trò chủ chốt và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một đứa con ở nhà không nghe lời cha mẹ, vô phép, bất hiếu thì không thể nào trở thành một học sinh tốt và chắc chắn, sau này cũng không thể nào là một công dân có ích. Nếu như ai cũng xem thường phép tắc, trật tự thì trước hết, gia đình ấy cũng sẽ mất kỉ luật, không còn kỉ cương, nền nếp. Gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình như thế thì xã hội sẽ rối loạn. Xã hội rối loạn, hỗn độn thì không thể nào văn minh tiến bộ. Cuối cùng là cảnh đất nước thua kém, sa sút mãi không thôi. Bài học đạo lí không bao giờ cũ, cũng không bao giờ hết. Học kiến thức văn hoá ta có thể học mười năm, hai mươi năm. Nhưng học làm người có khi suốt cả cuộc đời ta vẫn chưa học hết. Chính vì vậy, câu tục ngữ là một lời dạy đồng thời cũng là lời cảnh tinh vô cùng đúng đắn đối với tất cả chúng ta.

Nhưng thực tế có khi lại khác, bởi đâu phải ai cũng hiểu và thực hiện như thế. Lời dạy vô cùng thiết thực vậy mà đã có một thời chúng ta bỏ quyên, không để ý đến. Đạo đức, lễ nghĩa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp. Chúng ta không biết xem trọng cho nên kết qụả dẫn đến tình trạng đạo đức thanh thiếu niên học sinh chúng ta càng lúc càng đi xuống. Thực tế đã có xảy ra bao chuyện trò đánh thầy, con đánh cha mẹ, bè bạn đâm chém, giết chóc lẫn nhau. Đáng chê trách hơn là những người xem nhẹ đạo đức, coi thường bài học làm người. Họ chỉ lo học hành vun đắp kiến thức cho bản thân mà không chú ý rèn luyện đạo đức. Họ quên rằng, đâu chắc hẳn cứ học giỏi là có được đạo đức, phẩm chất cao đẹp, được người đời trọng vọng. Những người dù thất học mà biết giữ lễ nghĩa, đạo đức còn đáng quý hơn kẻ học rộng hiểu cao mà thất đức, vô nhân đạo gấp bội phần. Hiểu rõ vấn đề, mỗi chúng ta cần phải có hướng đi cụ thể: Lễ hôm nay không chỉ có lễ nghĩa đạo đức đơn thuần mà nó còn phát triển cao hơn thành tình yêu thương gắn bó với quê hương đất nước, lòng hy sinh cao cả đối với nhân dân. Chúng ta ai ai cũng mong muốn được trở thành người công dân tốt, đóng góp nhiều nhất cho xã hội. Muốn trở thành người công dân tốt, chúng ta cần thiết phải có nền nếp đạo đức. Muốn được như thế thì ngay bây giờ ta phải ra công rèn luyện tu dưỡng đạo đức bản thân, ở mọi hoàn cảnh chúng ta cần ghi nhớ trong tim lời dạy quý báu “Tiên học lễ, hậu học văn”.

Tóm lại, đạo đức con người là cái đáng quý nhất, đáng trân trọng nhất. Cho nên bài học làm người bao giờ cũng là bài học đầu tiên, bài học suốt cả cuộc đời cho tất cả mọi người. Để phấn đấu trở thành công dân tốt, hôm nay bên cạnh “Tiên học lễ, hậu học văn”, chúng ta cần ghi nhớ thêm lời Bác dạy: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó.

Bình luận (0)
Ahwi
2 tháng 4 2018 lúc 15:43

Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang, nhiều câu ca dao, tục ngữ thấm nhuần nhiều đạo lí làm người. Qua đó, chúng khuyên bao thế hệ người Việt Nam những lời khuyên bổ ích cho việc làm người. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” thể hiện lòng biết ơn đối với những ai đã tạo nên thành quả cho người đời sau hưởng thụ.

Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”. “Uống nước” là sự hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội và tất cả những thành quả mà con người được hưởng bao gồm cả con người, lịch sử, truyền thống. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự nhiên mà có, do đó, người hưởng thụ phải biết tri ân, giữ gìn, phát huy thành quả của người làm ra chúng.

Câu tục ngữ như lời khuyên răn biết bao thế hệ sau về việc nhớ đến những người đã làm ra những thành quả cho mình hưởng thụ ngày nay. Cuộc đời có nhiều loại người cùng chung sống. Không phải ai cũng hiền lành, trung thực, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ dữ tợn, giả dối, vong ân bội nghĩa người làm ra thành quả. Câu tục ngữ thể hiện thật chính xác và sâu sắc ý nghĩa của mình nhằm khuyên răn những kẻ “khỏi vòng cong đuôi”, “có mới nới cũ”, “qua cầu rút ván”, “khỏi rên quên thầy”, “ăn cháo đá bát”,…

Như ta đã biết, đất nước Việt Nam ta ngày xưa đã có những vị anh hùng lịch sử, từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đến Phan Bội Châu,Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ đã giúp giải phóng đất nước thoát khỏi chiến tranh cũng nhờ duy trì nền hoà bình dân tộc bền vững và đồng thời giúp đất nước ta tiến bộ, bắt nhịp theo thời đại. Họ là người có công với đất nước, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Do đó, nhân dân ta ngày xưa đã nhắc nhở:

       “Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã chú ý rất nhiều đến chính sách xã hội để làm sao cho tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, xã hộ. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với cải thiện đời sống của đại đa số nhân dân lao động cũng như kết hợp với xóa đói, giảm nghèo. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với nước. Vào dịp 27-7 hằng năm, ngày thương binh liệt sĩ, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ.

Cùng với các chuyến hành hương thăm lại chiến trường xưa, tổ chức lễ cầu siêu cho các linh hồn liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước, nhiều hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những người đã ngã xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng khắp như ở Việt Nam, để rồi trở thành phong trào tri ân trong toàn xã hội, trở thành đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước, nhớ nguồn”… Dân tộc Việt Nam là vậy, con người Việt Nam là vậy – chung thủy, nghĩa tình.

Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ. Từ khi mới lọt lòng, mỗi người đều đã ở trong vòng tay của mẹ. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương. Rồi chính bố là người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời. Dù khôn lớn nhường nào, trong mắt cha mẹ, các con luôn là những đứa trẻ, luôn cần sự bảo bọc, che chở. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người. Họ trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầy cô, không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Một lần nữa, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện cụ thể nhất.

Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, gia đình, xã hội ấy tốt đẹp, bền vững biết bao. Đây là đạo lý cần có ở mỗi người, nó luôn có sẵn trong mỗi người, thể hiện tuỳ vào từng người. Mỗi khi nhận định một người, người ta vẫn hay quan tâm đến cách thực hiện và thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” ở người ấy. Bởi vì đó là chuẩn mực quan trọng để đánh giá một con người có đạo đức tốt đẹp.

Mỗi khi được hưởng một thành quả nào do người khác làm nên, chúng ta phải có nghĩa vụ giữ gìn, trân trọng và phát huy chúng. Không chỉ có thế, mỗi người còn cần tự cố gắng, cống hiến bằng chính sức lực của mình cho đất nước để trở thành một con người có ích cho xã hội. Có như thế, xã hội mới phát triển, đó là cách “nhớ nguồn” thiết thực.

“Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị. Nhưng chính nó là một chân lí muôn đời. Nó là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa đến mai sau. Nếu chúng ta biết thực hành tốt lời dạy này, ta sẽ sống đẹp, sống có nhân cách, góp phần làm đẹp truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam ta.

Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta luôn phải gồng mình chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Ði liền với những vinh quang đó phải kể đến những tổn hại hết sức to lớn về người và của. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”.

Bình luận (0)
spookiz spookiz
2 tháng 4 2018 lúc 20:36

Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.

Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.

Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.

Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.

Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.

Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.

Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.

Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.

Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc  gì cũng khó”.

Bình luận (0)
Charlotte Yun Amemiya
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Thế
8 tháng 5 2016 lúc 13:40

Từ bao đời nay, ông cha ta nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghĩa, xem nghĩa là bài học hàng đầu đối với con người. Ngay từ lúc bé thơ, chúng ta cũng luôn được cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhở ta phải thuộc lòng câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn. Trãi qua mấy nghìn năm văn hiến, câu tục ngữ ấy vẫn luôn có giá trị, luôn là bài học quý đối với chúng ta.

Đây là câu tục ngữ bằng chữ Hán, là một trong những lời răn dạy của Khổng Tử. “Lễ” ở đây được Nho giáo quy định bằng những lễ giáo, đạo lý phong kiến, đưa con người vào khuôn khổ phép tắt kỉ cương (trai thì tam cương ngũ thường, gái thì tam tòng tứ đức). Con người có được những lễ giáo này thì mới bắt đầu học văn. Học văn theo nghĩa xưa là học những điều được ghi trong sách thánh hiền. Lời của Khổng Tử khuyên răn con người trước hết phải học cho được cái cốt cách, cái đạo lý làm người, rồi sau đó hãy học đến những điều khác. Giờ đây câu tục ngữ ấy trở thành lời nhắc nhở của nhân dân ta: mọi người nên chú trọng quan tâm việc rèn luyện đạo đức, nhân cách làm người trước, rồi mới học đến văn hóa, chữ nghĩa.

Thật vậy, học lễnghĩa đầu tiên là hết sức cần thiết. Chính vì vậy mà ngay từ lúc con bé thơ, ta được biết đến lễ nghĩa qua lời ru của bà, của mẹ từ những câu ca dao, câu hát trong dân gian đã đúc kết bao truyền thống đạo đức tốt đẹp. Lớn lên một chút, ta được cha mẹ hướng dẫn cách xử sự từ những điều đơn giản nhất như lời: “cảm ơn”, tiếng ‘xin lỗi”, “dạ thưa” với người lớn tuổi…hoặc đi phải thưa, về phải trình… Như vậy, lễ nghĩa đạo lý ấy hầu như đã thấm nhuần trong nhận thức của mỗi chúng ta từ lúc chưa bước chân đến trường; nghĩa là ta đã được học lễ nghĩa trước từ trong gia đình. Đến khi đi học, song song với việc tiếp thu kiến thức, ta cũng vẩn được thầy cô giáo dục lễ nghĩa, đạo đức như biết kính yêu người thân, quý mến bạn bè và giúp đỡ mọi người xung quanh. Như vậy, ở môi trường nào, đạo lý cũng đóng vai trò chủ đạo và có mối quan hệ chặc chẽ với nhau.

Nếu như môt đứa con ở nhà không biết vâng lời cha mẹ, bất hiếu, ngỗ ngược thì vào trường không thể là một học sinh ngoan và chắc chắn sau này ra đời cũng không bao giờ là một công dân tốt được. Ta cũng nên hiểu rằng, gia đình là một tế bào của xã hội, nếu gia đình không có kỷ cương, nề nếp thì sẽ dẫn đến xã hội bị rối loạn, không thể nào tiến bộ văn minh được. Bài học đạo lý làm người này không bao giờ cũ, vẩn có giá trị mãi mãi với thời gian. Bởi vậy học kiến thức văn hóa ta có thể học mười năm, còn học làm người ta phải học suốt đời. Chính vì vậy, câu tục ngữ là một lời răn dạy, đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh những ai xem nhẹ đạo đức và việc rèn luyện nhân cách làm người.



 

Bình luận (0)
Huỳnh Huyền Linh
22 tháng 6 2016 lúc 19:55

Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.

Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.

Bình luận (0)
Nguyễn Hữu Thế
8 tháng 5 2016 lúc 13:38

Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.

Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.

Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.

Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.

Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.

Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.

Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.

Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc  gì cũng khó”.

Bình luận (0)
Đại Tiểu Thư
Xem chi tiết
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
28 tháng 3 2022 lúc 13:35

Tham khảo:

Câu Tiên học lễ, hậu học văn có ý nghĩa là “trước hết phải rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách của bản thân; sau đó mới học đến những kiến thức văn hóa, nâng cao vốn hiểu biết”.

Bình luận (0)
Đỗ Thị Minh Ngọc
28 tháng 3 2022 lúc 13:36

Tham khảo;

Những câu tục ngữ ngắn gọn nhưng lại gửi gắm những bài học sâu sắc của ông cha ta. Một trong số đó là câu “Tiên học lễ, hậu học văn” nhắc nhở về việc học tập của con người.

Trong vế thứ nhất, “tiên” là có nghĩa là trước, còn “lễ” là những lễ nghi - hay mang ý là cách cư xử của mỗi người trong cuộc sống. Ý nghĩa của “tiên học lễ” nhắn nhủ rằng trước hết con người đó là học lễ nghi. Ở vế thứ hai, “hậu” có nghĩa là sau, còn “văn” là chữ nghĩa, hay mang ý là kiến thức trong các môn học hoặc ngoài xã hội. Ý nghĩa của “hậu học văn” là sau đó mới học kiến thức. Tóm lại, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người trước hết cần học lễ nghĩa, rồi mới học đến những kiến thức văn hóa.

Dân tộc Việt Nam vốn coi trọng lễ nghĩa. Học lễ sẽ giúp con người biết cách ứng xử, sống chuẩn mực và trở nên tốt đẹp hơn. Từ đó, chúng ta sẽ biết trân trọng những kiến thức, nỗ lực học tập hơn để hoàn thiện bản thân. Từ khi còn nhỏ, chúng ta được cha mẹ dạy dỗ cách nói năng, ăn uống hay giao tiếp, cư xử trước tiên, rồi mới được học đến những kiến thức trong cuộc sống.

Tóm lại, câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” đã giúp mỗi người nhận ra bài học ý nghĩa. Con người cần tích cực rèn luyện bản thân để ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
lynn
28 tháng 3 2022 lúc 13:39

đầu tiên học lễ nghĩa trước,sau đó mới học văn->thể hiện học lễ nghĩa quan trọng hơn so với việc học kiến thức

Bình luận (0)
Quân Tôm
Xem chi tiết
Quang Nhân
6 tháng 5 2021 lúc 17:26

Em tham khảo nhé !

 

Từ bao đời nay dân tộc Việt Nam ta luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Truyền thông tương thân tương ái, bao bọc lấy nhau đúng như câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

 

Vậy trước tiên ta phải hiểu thế nào là’’ Lá lành đùm lá rách’’. Lá lành là những người có cuộc sống đầy đủ còn lá rách là những con người nghèo khổ có hoàn cảnh kém may mắn hơn những người khác. Từ đó ông cha ta đã nói về tình thương giữa con người, đưa ra một hình ảnh tự nhiên để nhắn nhủ chúng ta phải biết che chở, nhường cơm sẻ áo với những người có hoàn cảnh khó khăn.

 

Trong cuộc sống ai cũng muốn có một cuộc sống đầy đủ, no ấm nhưng không phải ai trong số họ cũng đều có được cuộc sống như vậy. Họ phải chật vật kiếm từng bữa cơm qua ngày, họ lo lắng phải chống chọi với nắng, mưa, bão bùng, lo lắng cho cả cuộc sống tương lai của họ, hay cũng có những người ngày ngày lo lắng về căn bệnh luôn rình rập bản thân mình, giành giật giữa sự sống và cái chết, chính vì vậy mà chúng ta phải biết giúp đỡ, giúp họ vượt qua khó khăn mà họ đang phải gánh chịu. Nói về tinh thần đoàn kết, tấm lòng tương sinh tương ái ông cha ta đã có câu:

 

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hay:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

 

Tất cả đều nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Để phát huy truyền thống đó rất nhiều chương trình được tổ chức với ước muốn có thể giúp đỡ, chia sẻ với người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn như chương trình “Lục Lạc Vàng”, tặng trâu cho những gia đình hộ nghèo, tuy là hành động nhỏ nhưng cũng phần nào sẻ chia phần nào về nỗi lo cơm áo. Các chương trình tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung để chia sẻ những mất mát mà bà con phải gánh chịu, đặc biệt các chương trình hỗ trợ học bổng cho các bạn nhỏ không có cơ hội đến trường như bao bạn cùng trang lứa, đó cũng là trao cho các em cơ hội đến trường, cơ hội để bước đến những thành công.

 

“Của ít mà lòng nhiều” đó là tất cả để nói về những người biết nhường cơm sẻ áo, biết lấy cái có của mình để san sẻ cho những người cần nó. Với những người có tấm lòng như vậy là cơ sở để xây dựng một xã hội tốt đẹp, là cơ sở tạo dựng nên sức mạnh đoàn kết dân tộc đẩy lùi được bao cuộc tấn công xâm lược của kẻ thù.

 

Tuy nhiên cũng có những người vì lợi ích của bản thân mới giúp đỡ người khác hoặc thậm chí còn có những kẻ lợi dụng sự thương cảm của người khác để kiếm lợi cho bản thân mình, luôn ỷ lại, không chịu vươn lên trước những khó khăn. Mỗi việc làm nhỏ, mỗi lời động viên thăm hỏi đều sẽ trở thành những động lực để họ cố gắng, mỗi lần trao đi yêu thương là giúp họ bước gần đến một cuộc sống tốt đẹp.

Bình luận (0)
Hoàng Trúc Ly
Xem chi tiết

Đề bài:Giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”

Bài làm

Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.

Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.

Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.

Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.

Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.

Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.

Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.

Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.

Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc  gì cũng khó”.

Bình luận (0)
Đức Minh Nguyễn 2k7
12 tháng 12 2018 lúc 18:08

Tiên học lễ, hậu học văn là một châm ngôn và được coi như lời dạy của các bậc thánh hiền, nghĩa là, trước tiên con người phải học lễ nghĩa đạo đức, đạo lí làm người, sau mới học đến văn chương, chữ nghĩa và các lĩnh vực khác.
Khi giáo dục cho học sinh, cho con người, thì cái đầu tiên cần dậy là giáo dục về đạo đức, về nhân cách con người, rồi sau đó mới học đến các kiến thức khác.
Dịch nghĩa Hán Việt:
Tiên là trước, Hậu là sau.
Học lễ là học lễ nghĩa, đạo đức, đạo lý trong cuộc sống.
Học văn là học văn chương, văn hóa, chữ nghĩa, khoa học, kĩ thuật...

Câu nói này chính là thể hiện việc quan trọng và liên kết giữa đức và tài (lễ và văn).
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
Thiện căn kia bởi lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài

Bác Hồ lúc sinh thời cũng có nói về Đức và Tài như sau:
"Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".
Từ đó cho thấy đức và tài đều quan trọng, nhưng trước tiên con người cần phải có đức, rồi mới đến tài. Đúng như câu Tiên học lễ, hậu học văn.

Bình luận (0)
shimakarinahino yuki
12 tháng 12 2018 lúc 18:09

tiên học lễ hậu học văn nghĩa là đầu tiên phải học lễ nghĩa trước sau đó mới học văn hóa

Bình luận (0)
Tiểu Muội ♥️
Xem chi tiết
I don
4 tháng 3 2018 lúc 16:43

+)TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN LÀ: TRƯỚC TIÊN PHẢI HỌC LỄ NGHĨA, SAU ĐÓ MỚI HỌC VĂN HÓA

+)UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN CÓ 2 NGHĨA : NGHĨA ĐEN: UỐNG NƯỚC PHẢI NHỚ ĐẾN NƠI KHỞI NGUỒN CỦA DÒNG NƯỚC ĐÓ

                                                                       NGHĨA BÓNG: ĐƯỢC HƯỞNG THÀNH QUẢ PHẢI NHỚ ƠN NGƯỜI ĐÃ TẠO RA THÀNH QUẢ ĐÓ CHO CHÚNG TA HƯỞNG THỤ.

+ ) TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO: TÔN KÍNH NGƯỜI LÀM THẦY ,LÀM CÔ; TRỌNG NHỮNG ĐẠO LÍ MÀ THẦY CÔ ĐÃ DẠY CHO CHÚNG TA

+) NHẤT TỰ VI SƯ, BÁN TỰ VI SƯ LÀ: 1 CHỮ CŨNG LÀ THẦY, NỬA CHỮ CŨNG LÀ THẦY

CHÚC BN HỌC TỐT!!!!

Bình luận (0)
Kamisama Yoko
4 tháng 3 2018 lúc 16:39

Tiên học lễ, Hậu học văn có nghĩa là : Đầu tiên là phải học về đạo đức, lễ nghĩa cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Sau đó mới đến học chữ...

Bình luận (0)
Kamisama Yoko
4 tháng 3 2018 lúc 16:41

Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/hay-giai-thich-cau-tuc-ngu-uong-nuoc-nho-nguon-c36a586.html#ixzz58ltl6vw5

Bình luận (0)
Hoàng Ích Phúc
Xem chi tiết
❤  Hoa ❤
4 tháng 6 2018 lúc 20:26

trả lời :

theo mik :

"lễ " là  trước tiên con người phả học lễ nghĩa đạo đức, đạo lí làm người, sau mới học 

" văn " là văn hóa  văn chương, chữ nghĩa và các lĩnh vực khác. ...

hok tốt 

Bình luận (0)
ngu toán khẩn cấp
2 tháng 3 2021 lúc 21:09

lễ ở đây chỉ lễ phép 

văn ở đây chỉ văn hóa

tiên ở nghĩa là  đầu tiên

hậu ở đây nghĩa là sau 

vậy tiên học lễ hậu học văn nghĩa là muốn thành người cần phải lễ phép trước rồi mới học văn hóa sau

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Itsuka Hiro
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
1 tháng 10 2015 lúc 14:08

đến trường đầu tiên học lễ phép sau đó ms học văn hóa

Bình luận (0)
Nguyen Thu Huong
1 tháng 10 2015 lúc 14:12

Có nghĩa là trước tiên phải học lễ nghĩa sau đó mới học văn hóa!^.^

 

Bình luận (0)